Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

ĐÁP CA LỄ CHÚA GIÁNG SINH - LỄ BAN NGÀY 25/12


CHIA SẺ LỜI CHÚA: ĐÁP CA LỄ CHÚA GIÁNG SINH - LỄ BAN NGÀY 25/12:
ĐỊA CẦU ĐÃ NHÌN THẤY ( THÁNH VỊNH 97)
MTC

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

TA BÁO CHO ANH EM - TH.TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 24/12

CHIA SẺ LỜI CHÚA:
TUNG HÔ TIN MỪNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 24/12
TA BÁO CHO ANH EM ( Lc 2, 10-11)
của VIẾT CHUNG
Viết nhạc: MTC
Kon Tum - Việt Nam

HÁT LÊN MỪNG THIÊN CHÚA (TV.95) - PHƯƠNG ANH - ĐÁP CA LỄ NOEL ĐÊM 24/12

HÁT LÊN MỪNG THIÊN CHÚA (TV.95) - PHƯƠNG ANH 
- ĐÁP CA LỄ GIÁNG SINH ĐÊM 24/12

XIN CHIA SẺ LỜI CHÚA:
ĐÁP CA LỄ GIÁNG SINH - LỄ ĐÊM 24/12:
HÁT LÊN MỪNG THIÊN CHÚA ( THÁNH VỊNH 95, 1-2a. 2b-3. 11-12a. 12b-13) CỦA PHƯƠNG ANH.
Peter Cuong KT

CHÚA NGỰ VÀO ( THÁNH VỊNH 23) ĐÁP CA CN IV VỌNG A



Xin chia sẻ Lời Chúa:
Đáp Ca CN IV Mùa Vọng A 22-12-2013: Chúa ngự vào (Thánh vịnh 23)
Peter Cuong KT (MTC)

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Các ca khúc giáng sinh không liên quan lễ giáng sinh

LTCGVN (11.12.2013) 
Các ca khúc giáng sinh không liên quan lễ giáng sinh

Giáng sinh là “mùa lạ”, lạ về thời gian, không gian, khung cảnh, thời tiết, con người,... Nói chung là có nhiều thứ “lạ”. Có một cái “lạ” là về âm nhạc. Trong số những ca khúc được sử dụng nhiều trong mùa giáng sinh có 7 ca khúc không liên quan gì tới lễ giáng sinh.

1. Same Old Lang Syne – Ca khúc này của NS Dan Fogelberg, xuất bản năm 1980 (đừng lộn với ca khúc “Aud Lang Syne” của NS Robert Burns sáng tác năm 1788). Có một ngôi sao nhạc rock thường đi thơ thẩn gần cửa hàng tạp hóa vào những giờ khác thường, có thể chỉ muốn tìm cái gì để “làm một tí”. Bất chợt anh gặp lại cô bạn ngày xưa. Mới đầu cô không nhận ra anh. Hai người cùng uống rượu. Sau một hồi, cô nhận ra anh, họ cùng cười,và rồi cả hai cùng bật khóc, có lẽ họ đã thấm men. Họ cùng lên xe hơi, lái chạy lòng vòng, không thấy tiệm rượu nào mở cửa để vào uống tiếp, thế nên họ đành ở lại trong xe hơi và vui vẻ uống rượu, có thể họ quên mất số phận hẩm hiu của mình rồi.

2. Jingle Bells – Ca khúc này của NS James Lord Pierpont, được xuất bản với tựa đề “One Horse Open Sleigh” năm 1857, và nói về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Thế nhưng ngày nay người ta lại dùng ca khúc này trong mùa giáng sinh. Ca khúc chỉ nói về việc chiếc xe chạy trên tuyết làm vang lên tiếng chuông ngựa kêu leng keng…

3. Jingle Bell Rock – Ca khúc này có thêm từ “rock” cũng chẳng liên quan gì tới Giáng sinh. Ca khúc này của NS Bobby Helms, được biết đến từ năm 1957.

4. Sleigh Ride – Thời tiết đẹp nên đi xe kéo rất thú vị. Ca khúc nói về việc ăn hạt dẻ, bánh làm bằng bí và uống cà phê. Thế thôi, chẳng có gì là giáng sinh. Ca khúc này của NS Leroy Anderson, sáng tác năm 1946.

5. Winter Wonderland – Tác giả là một bệnh nhân lao viết tại bệnh viện vào một ngày tuyết rơi. Chỉ nói về “ngày tuyết rơi”. Thế thôi. NS Felix Bernard viết nhạc năm 1934, và Richard B. Smith viết lời.

6. Baby It's Cold Outside – Ca khúc này được NS Frank Loesser viết năm 1944. Đây là nhạc phim của bộ phim hài Neptune's Daughter (Con Gái Thần Neptune) của Metro-Goldwyn-Mayer được sản xuất năm 1949.

7. Let It Snow – Ca khúc này của NS Sammy Cahn, sáng tác năm 1945. Thời tiết bên ngoài lạnh lắm, sưởi ấm bên lò lửa thì tốt hơn. Chuyện chỉ đơn giản thế thôi.


TRẦM THIÊN THU

http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/2013/12/cac-ca-khuc-giang-sinh-khong-lien-quan.html
-------------------------------

Các ca khúc Giáng Sinh đã được biên soạn và phát hành rất nhiều từ cổ chí kim. Nhiều ca viên các ca đoàn tại các giáo xứ vẫn thường hay nhầm lẫn, không phân biệt được những ca khúc giáng sinh nào được phép sử dụng trong phụng vụ  hoặc không đươc phép dùng trong phụng vụ. Ví dụ như ca khúc Jingle Bells nguyên gốc thuộc dòng nhạc đời, không liên quan gì đến phụng vụ trong giáo hội. Tuy rằng ca khúc này đã được nhiều nhạc sĩ Việt Nam soạn lại lời ca, nhưng điều cốt yếu là lời ca có chất chứa đậm nét sát với Lời Chúa trong Kinh Thánh không và có được các giới chức trong Ủy Ban Thánh nhạc thuộc HĐGMVN hay các Ban Thánh nhạc các giáo phận chuẩn nhận và cho phép sử dụng trong phụng vụ không. Nếu không thể hội đủ những yếu tố căn bản trên, thiết nghĩ chỉ nên sử dụng các ca khúc này vào các buổi sinh hoạt vui chơi bên ngoài nhà thờ trong Mùa Giáng Sinh thôi.
Peter Cuong Kt

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Ghi danh lớp nhạc Quê Hương (Viện âm nhạc Phan sinh) hè và quanh năm


Share
logo1Tu viện Phanxico Đakao, 50 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao, Q.1

CÁC LỚP NHẠC QUÊ HƯƠNG
(V. ÂM NHẠC PHAN SINH)

THÔNG BÁO

Nội Dung và Lịch Học các môn nhạc năm 2013

Xin kính gửi đến quý Giám mục, quý Linh mục, quý Bề trên, quý Tu sĩ, và tất cả quý vị quan tâm đến Thánh nhạc Nội Dung các môn học Thánh nhạc,  Lịch học các lớp nhạc ngắn hạn (cấp tốc) trong kỳ Hè tháng 7 hằng năm, và Lịch học dài hạn (quanh năm từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 05 năm sau) được tổ chức tại Đakao, để quý vị tuỳ nghi gửi người đến học để phục vụ trong các cộng đoàn và giáo xứ.
Đặc biệt từ đầu năm 2013, Các Lớp Nhạc Quê Hương, nay gọi là Viện Âm Nhạc Phan Sinh, liên kết với Hội Đồng Khảo Thí Âm Nhạc LCM (London College of Music) thuộc University of West London mở những khóa luyện thi lấy bằng quốc tế về chỉ huy, Thánh nhạc   sư phạm nhạc cụ:
-            Bằng DipLCM (Diploma – Trung Cấp) in Teaching, in Church Music & in Conducting
-            Bằng ALCM (Associate – Cao đẳng) in Teaching, in Church Múic & in Conducting
-            Bằng LLCM (Licenciate – Cử nhân) in Teaching, in Church Music & in Conducting
Các kỳ thi lấy các văn bằng trên sẽ do chính các Giáo sư LCM từ Anh quốc đến Việt Nam chấmvà Đại Học West London cấp bằng[1].
Những học viên nào ở xa cần chỗ trọ để học khoá Hè, xin cho biết trước từ tháng 2 để tiện việc sắp xếp. Ưu tiên cho học viên đăng ký trước. Các nhóm học viên khác ở cấp Giáo phận, hoặc Dòng tu, có thể học những Khoá Cấp tốc lưu động từ 4-7  ngày trọn (6/8/10 tiết mỗi ngày) tại địa điểm thuận tiện nhất cho đa sô.
                                                  Lm Giuse Xuân Thảo, ofm, kính báo
ĐƠN GHI DANH KHOÁ HÈ 7-2013

ĐƠN GHI DANH KHOÁ HÈ 7-2013

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin để chúng tôi tiện cho việc liên hệ và xếp lớp.
* Required
Họ Tên *
Tên Thánh
Ngày sinh *
Giáo xứ/Dòng tu
Địa chỉ *
Email *
Điện thoại *
Đã học môn gì, tại đâu, với ai
Xin ghi danh học (các) môn (chọn 1 môn trong tối đa 3 mục sau đây:
Ví dụ: A+B+C; A+B+D; A+B+Đ/E; A+D+ Đ/E; A+Đ/E; D+Đ/E. Bạn có thể ghi chú thêm vào ô bên dưới
A. Học sáng 8g-11g40, t2 đến t7:
A’Học sáng 8g-10g30, t3-5-7:
B. Học chiều 2g-5g30, thứ 2+4+6:
C. Học chiều 2g-5g30"
D. Học chiều 2g30-5g30"
Đ. Học chiều 2g-4g:

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

DÂN CA: HUẾ, VẺ ĐẸP LÊN NGÔI

-------------------------------------------------------------------------------------------------
http://plusbellesvideos.blogspot.com/2013/07/zaho-je-te-promets.html
------------------------------------------------------------------------------------------------


Nhạc: LÂM MINH ĐỨC
Thơ:  DUY PHI
Huế, vẻ đẹp lên ngôi




Các bài mới
Tình khúc Huế (26/04/2013)

DÂN CA: KHÁT VỌNG CỒNG CHIÊNG - TRƯƠNG PHÁP - NHỤY NGUYÊN


Nhạc: TRƯƠNG PHÁP
Thơ:  NHỤY NGUYÊN
Khát vọng cồng chiêng

 Các bài đã đăng
Tình khúc Huế (26/04/2013)
Xuân hoan ca (06/02/2013)
Khát vọng bay xa (28/01/2013)
Lệ nến (25/01/2013)
Mùa Đông Huế (26/12/2012)
Nỗi đời riêng (22/11/2012)

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Cô bé nghèo với tiếng dương cầm vút bay



(Dân trí) - Gầy gò, ốm yếu, nhưng Nguyễn Quang Hồng Ân như đầy sức mạnh khi ngồi trước những phím dương cầm. Hồng Ân ước mơ được đến với cuộc thi Piano quốc tế nhạc Nga tổ chức tại Mỹ vào đầu tháng 6 tới nhưng nhà lại quá nghèo...

Tiếng đàn piano lúc nhanh lúc chậm, khi dồn dập, khi lại du dương như tuôn trào từ đôi tay gầy guộc của Nguyễn Quang Hồng Ân. Năm Hồng Ân lên 9 tuổi, cô bé thi vào Nhạc viện TPHCM, không ai tin em sẽ thi đậu, vì vóc dáng gầy nhom thế kia, liệu có sức mà đánh đàn? Thế mà, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, cô bé đậu thủ khoa với 9,5 điểm.
 
Đến nay Hồng Ân đã theo học được 5 năm, cô học viên vẫn mảnh mai như thế, ngón đàn vẫn đầy nội lực và ngày càng điêu luyện dưới sự dìu dắt của các giảng viên Nhạc viện. Cô Nguyễn Thùy Yên, Phó khoa Piano của rất tự hào khi nhắc đến cô học trò nhỏ: “Ở Hồng Ân có cả năng khiếu và quyết tâm. Đặc biệt là tôi chưa thấy học viên nào có quyết tâm cao đến vậy. Mỗi ngày em luyện đàn 7-8 tiếng, khả năng tiếp thu nhanh, lại rất chịu khó rèn luyện”.
 
Ngày ngày, Hồng Ân cần mẫn luyện tập bên chiếc piano gia truyền
Ngày ngày, Hồng Ân cần mẫn luyện tập bên chiếc piano "gia truyền"
 
Ở thời buổi kinh tế thị trường, giữa bao dòng nhạc mới, nhạc trẻ được nhiều người ưa chuộng thì quyết tâm theo dòng nhạc cổ điển của Hồng Ân và gia đình như một chuyến lội ngược dòng liều lĩnh. Cha mẹ Hồng Ân đã cho em chuyển sang trường giáo dục thường xuyên với chương trình học nhẹ nhàng hơn để em dồn sức học đàn.
 
Hậu phương vững chãi của Hồng Ân chính là cha mẹ em, anh Nhân và chị Hạnh. Vì sự nghiệp học hành của con mà họ quyết định đi thuê một căn hộ để ở gần trường hơn, đỡ tốn thời gian đi lại, cũng là vì thể trạng của Hồng Ân không được khỏe khoắn như các bạn đồng trang lứa.
 
Nguyễn Quang Hồng Ân
Nguyễn Quang Hồng Ân

Nhạc viện TPHCM ở gần công viên Tao Đàn, những năm Ân còn bé, mỗi khi con vào học là mẹ lại ra công viên chờ đợi, vì hễ trống tiết là Ân lại cần mẹ chăm sóc. Rồi hai mẹ con cùng dùng bữa trưa tại công viên, món ăn do chị Hạnh sáng sớm chuẩn bị đem theo từ nhà. Đến nay, sáng sáng, trưa trưa, cô bé vẫn được cha đưa đón vì anh Nhân không dám để con gái đi xe buýt.
 
Anh Nhân vốn là giáo viên đã về hưu nhiều năm, còn chị Hạnh đi dạy kèm Anh văn và dạy đàn để có thêm thu nhập. Trong căn phòng thuê không mấy rộng rãi của gia đình 3 người thì có đến 4 cây đàn: piano, organ, guitar và đàn tranh. Chị Hạnh tự học đàn từ khi còn trẻ nên Hồng Ân được làm quen với âm nhạc từ thuở chưa lọt lòng.
 
Từ thuở chưa ngồi vững, bé Hồng Ân đã mê đàn piano
Từ thuở chưa ngồi vững, bé Hồng Ân đã "mê" đàn piano
Chị Hạnh vui vẻ kể: “Khi bé mới 2 tuổi rưỡi đã có thể phân biệt các nốt nhạc rõ ràng. Mẹ bấm nốt nào là bé nói ngay được tên nốt ấy. Khi bé lên 4, chúng tôi phát hiện khả năng nghe của bé rất tốt nên cho tập đàn dần dần”.
 
- Nguyễn Quang Hồng Ân, sinh năm 1999.
- Thủ khoa trong cuộc thi đầu vào Nhạc viện TPHCM năm 2008.
- Tham gia Piano Concert vào tháng 10/2012 với sự góp mặt của các giảng viên và học viên Nhạc viện TPHCM
- Vào vòng chung kết cuộc thi Piano quốc tế lần thứ 2 - tổ chức tại Hà Nội năm 2012
Câu chuyện của hai vị phụ huynh cứ xoay quanh việc học hành của cô con gái rượu và việc sắp tới, Hồng Ân sẽ tham dự kỳ thi tranh tài piano quốc tế nhạc Nga tổ chức tại Hoa Kỳ vào đầu tháng 6/2013. Đây được xem là Thế vận hội Piano toàn cầu chuyên đề nhạc Nga nhưng hầu như hiếm có thí sinh Việt Nam được mời tham dự. Hồng Ân được Nhạc viện TpHCM viết thư giới thiệu để được tham dự cuộc thi này.
 
Lo lắng lớn nhất có lẽ là vấn đề kinh phí, vì vé máy bay khứ hồi cho hai mẹ con đã hết 80 triệu đồng, chưa kể chi phí ăn ở (Hồng Ân mới 14 tuổi nên phải có phụ huynh đi cùng). Cuộc thi này Hồng Ân tham gia tự túc nên ngoài việc hỗ trợ thêm về bài vở và thủ tục, Nhạc viện cũng không có nguồn kinh phí để giúp em.
 
Hồng Ân cười bẽn lẽn: “Mẹ nói đùa là nếu được qua bên đó thì hai mẹ con ăn mì gói để đi thi cũng cam lòng. Đây là lần thứ 3 em tham gia cuộc thi lớn, cũng có đôi chút hồi hộp. Ngày em còn nhỏ, lần đầu tiên đi thi, mẹ em động viên rằng: “Con cứ xem mọi người như… củ khoai đi, đừng sợ gì cả!”, nhờ câu nói đó mà em tự tin hơn”.
 
Anh Nhân chia sẻ: “Dù sao thì chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để Hồng Ân tham gia cuộc thi này. Bạn bè của tôi cũng giúp đỡ một phần nhưng vé máy bay vẫn chưa mua được. Tôi chỉ lo là càng gần ngày khởi hành thì vé máy bay càng đắt, cho dù mình mua loại rẻ nhất”.
 
Sau giờ cơm trưa, Hồng Ân lại ngồi luyện đàn. Chiếc đàn piano cũ kỹ truyền lại từ thời ông bà ngoại, rồi đến mẹ em, đến nay vẫn vang lên những âm thanh trầm bổng dưới những ngón tay thoăn thoắt của cô gái nhỏ nhắn. Những kỳ thi, những cơ hội khẳng định tài năng đang chờ em phía trước. Sẽ có phần thưởng là những chiếc đàn to đẹp hơn, hiện đại hơn nhưng với Hồng Ân, chiếc piano cũ này mãi là món quà kỷ niệm vô giá.
 
Cùng lắng nghe tiếng đàn của Hồng Ân:

 
 
Hồng Nhung

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

REGINA COELI, G. Aichinger, dir. Giovanni Vianini, Milano, It.



REGINA COELI, G. Aichinger (Lạy Nữ Vương Thiên Đàng) tác phẩm hợp xướng rất nổi tiếng của GHCG. trong Mùa Phục Sinh.

AVE MARIA DÂNG LỜI CẢM TẠ - THƠ: HÀN MẶC TỬ - NHẠC: HẢI LINH




Ave Maria - Đoạn II - Dâng Lời Cảm Tạ 

- Thơ: Hàn Mặc Tử - Nhạc: Nhạc Trưởng Hải Linh -
- Ca Trưởng: Hồng Trang 
- Organist: Phan Đắc Khải

RA ĐỜI - THƠ: HÀN MẶC TỬ - NHẠC HỢP XƯỚNG: NHẠC TRƯỞNG HẢI LINH



Ra Đời - Thơ: Hàn Mặc Tử, Nhạc: Hải Linh. 
Liên ca đoàn CĐCGVN/GP/Orange - Nhóm B. 
Ca trưởng: Hải Châu - Soloist: Bích Liên - Organist: Phan Đắc Khải. 
Trích Video Thánh Ca Giáng Sinh 1986

Đây Thôn Vỹ Dạ - Thơ Hàn Mặc Tử - PD -Thái Hiền


Đà Lạt trăng mờ - Thơ: Hàn Mặc Tử