LTCGVN (11.12.2013)
Các ca khúc giáng sinh không liên quan lễ giáng sinh
Giáng sinh là “mùa lạ”, lạ về thời gian, không gian, khung cảnh, thời tiết, con người,... Nói chung là có nhiều thứ “lạ”. Có một cái “lạ” là về âm nhạc. Trong số những ca khúc được sử dụng nhiều trong mùa giáng sinh có 7 ca khúc không liên quan gì tới lễ giáng sinh.
1. Same Old Lang Syne – Ca khúc này của NS Dan Fogelberg, xuất bản năm 1980 (đừng lộn với ca khúc “Aud Lang Syne” của NS Robert Burns sáng tác năm 1788). Có một ngôi sao nhạc rock thường đi thơ thẩn gần cửa hàng tạp hóa vào những giờ khác thường, có thể chỉ muốn tìm cái gì để “làm một tí”. Bất chợt anh gặp lại cô bạn ngày xưa. Mới đầu cô không nhận ra anh. Hai người cùng uống rượu. Sau một hồi, cô nhận ra anh, họ cùng cười,và rồi cả hai cùng bật khóc, có lẽ họ đã thấm men. Họ cùng lên xe hơi, lái chạy lòng vòng, không thấy tiệm rượu nào mở cửa để vào uống tiếp, thế nên họ đành ở lại trong xe hơi và vui vẻ uống rượu, có thể họ quên mất số phận hẩm hiu của mình rồi.
2. Jingle Bells – Ca khúc này của NS James Lord Pierpont, được xuất bản với tựa đề “One Horse Open Sleigh” năm 1857, và nói về Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Thế nhưng ngày nay người ta lại dùng ca khúc này trong mùa giáng sinh. Ca khúc chỉ nói về việc chiếc xe chạy trên tuyết làm vang lên tiếng chuông ngựa kêu leng keng…
3. Jingle Bell Rock – Ca khúc này có thêm từ “rock” cũng chẳng liên quan gì tới Giáng sinh. Ca khúc này của NS Bobby Helms, được biết đến từ năm 1957.
4. Sleigh Ride – Thời tiết đẹp nên đi xe kéo rất thú vị. Ca khúc nói về việc ăn hạt dẻ, bánh làm bằng bí và uống cà phê. Thế thôi, chẳng có gì là giáng sinh. Ca khúc này của NS Leroy Anderson, sáng tác năm 1946.
5. Winter Wonderland – Tác giả là một bệnh nhân lao viết tại bệnh viện vào một ngày tuyết rơi. Chỉ nói về “ngày tuyết rơi”. Thế thôi. NS Felix Bernard viết nhạc năm 1934, và Richard B. Smith viết lời.
6. Baby It's Cold Outside – Ca khúc này được NS Frank Loesser viết năm 1944. Đây là nhạc phim của bộ phim hài Neptune's Daughter (Con Gái Thần Neptune) của Metro-Goldwyn-Mayer được sản xuất năm 1949.
7. Let It Snow – Ca khúc này của NS Sammy Cahn, sáng tác năm 1945. Thời tiết bên ngoài lạnh lắm, sưởi ấm bên lò lửa thì tốt hơn. Chuyện chỉ đơn giản thế thôi.
TRẦM THIÊN THU
http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/2013/12/cac-ca-khuc-giang-sinh-khong-lien-quan.html
-------------------------------
Các ca khúc Giáng Sinh đã được biên soạn và phát hành rất nhiều từ cổ chí kim. Nhiều ca viên các ca đoàn tại các giáo xứ vẫn thường hay nhầm lẫn, không phân biệt được những ca khúc giáng sinh nào được phép sử dụng trong phụng vụ hoặc không đươc phép dùng trong phụng vụ. Ví dụ như ca khúc Jingle Bells nguyên gốc thuộc dòng nhạc đời, không liên quan gì đến phụng vụ trong giáo hội. Tuy rằng ca khúc này đã được nhiều nhạc sĩ Việt Nam soạn lại lời ca, nhưng điều cốt yếu là lời ca có chất chứa đậm nét sát với Lời Chúa trong Kinh Thánh không và có được các giới chức trong Ủy Ban Thánh nhạc thuộc HĐGMVN hay các Ban Thánh nhạc các giáo phận chuẩn nhận và cho phép sử dụng trong phụng vụ không. Nếu không thể hội đủ những yếu tố căn bản trên, thiết nghĩ chỉ nên sử dụng các ca khúc này vào các buổi sinh hoạt vui chơi bên ngoài nhà thờ trong Mùa Giáng Sinh thôi.
Peter Cuong Kt